Quy trình thi công sơn bà gồm các bước
I. Đánh giá chung về công trình xây dựng
- Quan sát xem ngôi nhà có mấy mặt tiếp xúc với không gian cần trang trí để để sử dụng sơn chống thấm hoặc sơn màu.
- Kiểm tra sơ bộ chất lượng xây dựng xem thợ xây có làm tốt phần trát hoàn thiện không: Độ phẳng hay lồi lõm của bề mặt tường, Cát sử dụng để trát có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không (độ mịn, hạt nhỏ, không lẫn tạp chất bẩn). Nếu phát hiện thì cần đề nghị chủ nhà hoặc chủ thầu có phương án xử lý kịp thời như loại bỏ chất bẩn trát lại chỗ lõm sâu hoặc mài gọt chỗ lồi ra.
- Kiểm tra xem tường trát có bị mối hóa không bằng cách cho dòng nước chảy trên tường một khoảng thời gian và quan sát những chỗ có nước chảy trên tường có để lại vệt trắng không, các vệt trắng đó là tinh thể muối đọng lại trên măt tường sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự bền màu của sơn (muối là kẻ thù phá hủy rất nhanh màu của sơn). Thông thường cát khi trát phải được rửa sạch để xử lý muối còn tồn dư (vì trong cát luôn có một lượng muối nhất định), đây là vấn đề kỹ thuật khi thi công hoàn thiện phần thô trong ngôi nhà.
- Kiểm tra xem tường có bị ngấm nước không ? Tìm và triệt tiêu nguồn thấm dột rỉ nước và kết hợp sử dụng vật liệu chống thấm chuyên nghiệp để xử lý.
- Chỉ thi công sơn khi thời tiết khí hậu khô ráo, tuyệt đối không thi công sơn trong điều kiện thời tiết khí hậu không đản bảo như: Mưa, bão gió, quá khô nóng hoặc quá nồm ẩm.
Chú ý: Bước này yêu cầu phải kiểm tra kỹ và khắc phục triệt để các lỗi trong phần xây dựng để đảm bảo bề mặt tường phải sạch sẽ khô ráo ổn định. Vì chỉ cần một khiếm khuyết nhỏ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng của sơn sẽ dẫn đến sơn có thể bị bong tróc, phồng rộp hoặc nghiêm trọng hơn là bị bay màu.
II. Thi công sơn
1. Vệ sinh bề mặt tường
Tiến hành dùng giấy nhám đánh sạch các hạt cát còn bám ngoài bề mặt sau đó dùng chổi hoặc bơm hơi áp lực để làm sạch cát bụi còn bám sót lại. Khi bạn sờ tay vào bề mặt tường thấy láng mịn không còn hạt sạn cát là đạt yêu cầu.
2. Thi công bột bả
- Pha trộn bột bả với nước tỷ lệ là 3:1 (3 kg bột và 1L nước sạch) để tạo độ nhão vừa phải, sau đó tiến hành bả mastic. Bả 2 lớp với nguyên tắc lớp trước khô mới bả lớp tiếp theo, sau khi bả xong thì lấy xốp xoa đều để tạo bề mặt phẳng nhẵn.
- Sau khi bả xong một ngày thì có thể dùng giấy nhám đánh những chỗ lồi lõm lấy mặt tưởng phẳng đẹp, sau đó phun nước giữ ẩm để một thời gian cho bột bả đông kết hoàn toàn và để khô hẳn rồi tiến hành sơn lót chống kiềm. Bạn có thể dùng Bột bả SEECOLOR SKIMCOAT để thi công.
Chú ý: Khi thi công bột bả không nên thi công quá dầy làm giảm chất lượng của lớp bả, chỉ nên thi công bột bả có độ dầy vừa phải đủ để làm phẳng bề mặt.
3. Lăn sơn lót chống kiềm
- Đối với lăn trực tiếp không bả thì khi tường khô là có thể tiến hành thi công sơn lót chống kiềm. Trước khi lăn bạn phải dùng giấy nhám chà vệ sinh sạch sẽ tường, loại bỏ hết các hạt cát rời còn bám trên tường.
- Đối với tường có bả thì bả xong bạn dùng giấy nhám đánh phẳng bề mặt sau đó vệ sinh sạch sẽ bụi là có thể tiến hành sơn lót chống kiềm được.
Trước khi lăn sơn phải khuấy đều sơn trong thùng sau đó lăn lần lượt từ 2 đến 3 lớp sơn để phủ kín hoàn toàn bề mặt. Khi lăn sơn lót phải đảm bảo độ dày vừa đủ để lớp sơn lót có tác dụng ngăn tường khỏi bị thấm nước, ngoài ra tính năng kháng kiềm giúp cho lớp sơn màu hoàn thiện giữ được màu sắc bền đẹp và tạo màu nền trắng để thể hiện màu sắc tốt nhất.
Khi thi công sơn lót chống kiềm phải tuân thủ theo nguyên tắc lớp trước khô mới lăn lớp tiếp theo (thông thường là 30 phút đến 1h tùy theo điều kiện khí hậu thời tiết khi thi công). Do đặc trưng của khí hậu Việt Nam là nóng ẩm mưa nhiều nên để sơn lót chống kiềm đạt hiệu quả cao nhất thì bạn nên dùng sơn lót chống kiềm nội thất SEECOLOR SEALER cho trong nhà và sơn lót chống kiềm ngoại thất SEECOLOR PRIMER cho ngoài trời.
4. Lăn sơn màu hoàn thiện (sơn phủ)
Bạn tiến hành thi công sơn phủ hoàn thiện. Trong giai đoạn này bạn sẽ lựa chọn chủng loại sơn và màu sắc theo nhu cầu sử dụng của mình (sơn bóng hay sơn mịn và chọn màu sơn theo bảng màu của nhà sản xuất hoặc màu do bạn đề xuất). Bạn sẽ thi công 2 lớp sơn màu với nguyên tắc lớp trước khô mới thi công lớp tiếp theo. Lớp sơn phủ này vừa có tác dụng trang trí vừa có tác dụng bảo vệ tường nên khi thi công bạn cần phải thi công đều tay để phủ kín hoàn toàn bề mặt tường cũng như giúp cho màu sơn lên màu đều đẹp.
Thi công sơn bả
- Đối với trần nhà bạn có thể dùng sơn màu để trang trí cho các chiếu trần sau đó sẽ dùng sơn siêu trắng hoặc sơn bóng sơn siêu bóng màu trắng để thi công. Khi thi công sơn trong nhà sẽ ưu tiên sơn trần nhà rồi mới thi công tường. Bạn có thể sử dụng sơn siêu trắng SEECOLOR SUPER WHITE
- Đối với sơn trong nhà bạn nên chọn lựa sơn siêu bóng nội thất SEECOLOR JESSICA, hoặc sơn bóng nội thất SEECOLOR SAPPHIRE, sơn mịn nội thất SEECOLOR SILK INT hoặc sơn mịn nội thất SEECOLOR GOLD.
- Đối với sơn ngoài trời bạn nên chọn lựa sơn siêu bóng ngoại thất SEECOLOR SELENA, sơn bóng ngoại thất SEECOLOR DIAMOND, hoặc sơn mịn ngoại thất SEECOLOR SILK EXT.
5. Thi công sơn chống thấm
- Pha trộn sơn chống thấm và xi măng với tỷ lệ 1:1 (1 kg sơn chống thấm và 1 kg xi măng). bạn cần lưu ý là chúng ta sẽ sử dụng xi măng nâu chứ không dùng xi măng trắng (vì xi măng nâu sẽ tốt hơn là xi măng trắng). Khi pha hỗn hợp trên cần phải theo đúng quy trình pha sơn chống thấm như sau: Cho nước vào xi măng để hỗn hợp trở thành dạng sền sệt (như hồ vữa lỏng), sau đó mới cho sơn chống thấm vào và trại lắc từ thùng này sang thùng khác cho đến khi trộn đều.
Lưu ý: Tuyệt đối không cho xi măng vào thùng sơn chống thấm, vì làm như vậy xi măng sẽ bị vón cục ngay lập tức.
- Vệ sinh làm sạch tường (thường là ngoài nhà, nơi bạn không sơn màu trang trí) và tiến hành thi công sơn chống thấm. Bạn hãy làm thật tốt bước này vì nó sẽ liên quan đến độ bám dính của sơn chống thấm và khả năng ngăn nước của nó. Thi công sơn chống thấm 2 lớp với nguyên tắc lớp trước khô mới thi công lớp tiếp theo, tùy theo điều kiện thời tiết mà bạn có thể để các lớp cách nhau từ 30 phút đến 1h (thông thường người thợ sơn sẽ dùng thang dây lăn lần lượt tường sau đó quay lại lăn lớp tiếp theo). Ở bước này khi lăn sơn chống thấm bạn phải dùng lu sơn nhấp lên nhấp xuống liên tục trong thùng để tránh tình trạng xi măng lắng đọng dưới đáy thùng sẽ làm giảm hiệu quả chống thấm.
- Chỉ thi công sơn chống thấm ở một điều kiện thời tiết tốt (trời khô nắng ráo, nhiệt độ khoảng 25 đến 32 độ C và độ ẩm bề mặt không quá 25%). Tuyệt đối không thi công sơn chống thấm khi điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt như: Độ ẩm quá cao, trời quá hanh khô, nhiệt độ quá thấp dưới 8 độ C hoặc quá cao trên 37 độ C sẽ làm sơn chống thấm lâu khô hoặc bị cướp nước chưa kịp thẩm thấu đã bị khô.
- Bạn có thể sử dụng sơn chống thấm SEECOLOR WATER PROOF thi công để đạt được hiệu quả chống thấm cao nhất. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết chống thấm hiệu quả với 5 bước cơ bản để có được những kinh nghiệm quý khi chống thấm cho ngôi nhà thân yêu của bạn.
Những lưu ý khi thi công sơn:
- Trước khi lăn sơn phải khuấy đều thùng sơn từ 2 đến 3 phút để các thành phần của sơn được trộn đều và tăng sự thẩm thấu của sơn. Do các loại hóa chất trong thùng sơn có tỷ trọng khác nhau nên bạn cần phải trộn đều chúng.
- Trước khi khuấy đều không được chia thùng (lon) sơn ra các phần để tránh dẫn đến chúng khác nhau về chất lượng và màu săc (nếu có).
- Tuyệt đối không lăn sơn trong nhà ra ngoài trời để tránh dẫn đến sơn bị phấn hóa
- Không lăn sơn phủ quá mỏng sẽ dẫn đến sơn nhanh bị xuống màu
- Đối với ngôi nhà có nhiều cửa sổ, không được che chắn ánh nắng dẫn đến cường độ ánh nắng quá cao thì bạn nên sử dụng sơn ngoài trời vào trong nhà để ánh nắng cường độ mạnh không phá hủy màng sơn dẫn đến sơn bị phấn hóa.