Khi bạn sơn lại nhà trên nền là sơn bóng cũ, bạn sẽ gặp phải một khó khăn đó là khi lăn sơn bằng con lu sơn thì lớp sơn mới sẽ khó bám dính vào lớp sơn cũ, đó là hiện tượng trượt lu. Hiện tượng trượt lu khó bám dính sơn vào lớp sơn cũ xảy ra mạnh hơn đối với sơn tường cũ có độ bóng cao, đặc biệt là các cột trang trí sơn giả đá, sơn giả gỗ.
Khi sơn lại nhà lớp sơn mới sẽ khó bám dính vào lớp sơn bóng cũ
Nguyên nhân xảy ra tình trạng lớp sơn mới khó bám dính vào lớp sơn bóng cũ
Lớp sơn bóng cũ là một lớp nhựa Acrylic biến tính đã chuyển thể thủy tinh bao phủ tường vữa, lớp này không thấm nước, nên khi lăn lu lớp sơn mới lên sẽ khó bám dính hơn. Lúc này lớp sơn mới sẽ không thẩm thấu được vào trong tường vữa bê tông nữa, mà sẽ sử dụng bề mặt lớp sơn cũ bám dính vào đó để làm chân nền.
Cách khắc phục khi sơn lại nhà trên nền sơn bóng cũ
1. Chọn loại sơn lót chất lượng tốt, chứa hàm lượng nhựa sơn nhiều để tăng độ bám dính
Đây là cách tốt nhất bạn có thể làm để sơn được dễ dàng trên nền lớp sơn bóng cũ.
Vì bề mặt lớp sơn bóng cũ chính là nhựa Acrylic biến tính đã chuyển thể thủy tinh, nên khi sơn lại bạn nên dùng loại sơn lót có hàm lượng nhựa Acrylic nhiều hơn để tăng độ bám dính giữa lớp sơn mới với lớp sơn cũ. Nếu bề mặt lớp sơn cũ càng bóng ( ví dụ như: sơn giả đá, sơn giả gỗ có phủ lớp dầu bóng clear ) thì bạn lại càng phải sử dụng loại sơn lót tốt hơn.
Khi bạn sơn lót lại trên nền lớp sơn bóng cũ bằng lu thì lớp thứ nhất sẽ khá mỏng, bạn cần phải sơn thêm lớp thứ hai để tăng độ phủ che hết màu sơn cũ.
2. Dùng giấy nhám để chà nhám lớp sơn bóng cũ hoặc chổi sơn để thi công
Đây là cách ít khả thi hơn cách thứ nhất, bạn chỉ nên sử dụng cách này trong trường hợp rất khó sơn lên lớp sơn bóng cũ. Việc phải dùng giấy để chà nhám tạo chân bám dính hoặc thi công sơn bằng chổi sơn thật sự mất rất nhiều công sức.
Chú ý: Khi bạn sơn lại nhà trên nền sơn bóng cũ, bạn bắt buộc phải sử dụng sơn lót có hàm lượng nhựa tương đối, bạn không thể sử dụng các loại sơn lót trắng thường hoặc sơn kinh tế để sơn lót được, nó sẽ khó thi công và không đảm bảo được độ bền dài lâu cho sơn màu.
Trên đây là bài viết Sơn SEECOLOR hướng dẫn bạn cách sơn lại nhà trên nền sơn bóng cũ. Hy vọng bài viết sẽ giải quyết được các khó khăn khi sơn lại nhà của bạn. Chân thành cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết !.
Các bài viết tham khảo:
Nên sơn sửa lại nhà cũ, tường vôi ve bằng sơn mịn hay sơn bóng
Xử lý triệt để sơn bị bong tróc ở chân tường do ẩm
Khắc phục nứt dăm, nứt chân chim tường gây loang màu sơn bằng sơn loại gì
3 điều kiện hoàn hảo để bạn sơn nhà
6 lợi ích từ sản xuất sơn theo công nghệ mới
Màu sắc của năm 2022 - Màu tím hoa dừa cạn Very Peri 17-3938
5 nguyên tắc chọn màu sơn phào chỉ ngoài trời
Màu sơn ngoài trời đẹp và cách phối màu phào chỉ hợp
Sơn nhà màu trắng sứ thì kết hợp với phào chỉ màu gì
Cách tính số lượng sơn và ước lượng chi phí khi sơn nhà
Sơn lót có tác dụng gì ?, tại sao phải sử dụng sơn lót ?
Sơn màu và sơn chống thấm màu khác nhau như thế nào
Sự khác biệt của sơn chống thấm màu và sơn chống thấm trộn xi măng
Sơn tường bị bay màu, loang màu, nguyên nhân và cách khắc phục
Tường bị muối và cách khắc phục để sơn tường bị muối
Khi mua sơn nhà, bạn hãy là người tiêu dùng thông thái
Lý do nên sơn nhà bằng sơn bóng cứng, ít bám bụi, có hiệu ứng tự chùi rửa
Sơn chất lượng tốt khác biệt các loại sơn bình thường khác như thế nào
Mở đại lý sơn nên chọn hãng sơn có định hướng sản phẩm chất lượng để kinh doanh
Các nguyên tắc để sơn điểm nhấn trong một căn phòng
Nét cổ điển với màu vàng kem nhẹ
Sơn hoàn thiện một căn phòng theo cách chuyên nghiệp
Kỹ thuật sơn tường tiếp giáp với trần nhà
Sơn chống thấm màu đa sắc cao cấp
Kinh nghiệm chọn màu sơn cho phòng khách
Màu sơn ngoài trời đẹp và cách phối màu phào chỉ hợp
Kinh nghiệm chọn màu sơn cho phòng khách
Những điều cần lưu ý khi tư vấn sơn nhà cho khách hàng
Những điều cần lưu ý khi sơn nhà
Các lỗi và cách khắc phục trong thi công sơn
Màu sơn nhà cho người mệnh mộc
Màu sơn nhà cho người mệnh thủy
Màu sơn nhà cho người mệnh kim